CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÊN MIỀN gTLD

Hiện nay, tranh chấp tên miền gTLD theo tên doanh nghiệp là một hiện tượng hết sức phổ biến. Nguyên nhân gây tranh chấp có thể do sự trùng lặp, giống nhau giữa các tên doanh nghiệp; các đối thủ đăng ký tên miền để khống chế lẫn nhau hoặc đăng ký để bán lại thu lợi nhuận. Tuỳ theo nguyên nhân, chính sách và cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền gTLD có những phương thức xử lý khác nhau: tên miền có thể được giữ nguyên chủ sở hữu, bị huỷ bỏ hoặc chuyển đổi. 

Các hình thức giải quyết tranh chấp

  • Thông qua thương lượng, hòa giải.
  • Thông qua Trọng tài.
  • Khởi kiện tại Tòa án.

Trong chính sách giải quyết tranh chấp tên miền gTLD của ICANN (http://www.icann.org/udrp/udrp-policy-24oct99.htm) các thủ tục bắt buộc đối với vụ kiện tranh chấp bao gồm:

1. Người bị khiếu kiện được yêu cầu tham gia tố tụng khi liên quan tới 3 trường hợp sau:

a. Tên miền của Người bị khiếu kiện trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại (thương hiệu) hoặc nhãn hiệu dịch vụ mà Người khiếu kiện là người có quyền.

b. Người bị khiếu kiện không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền đó; và

c. Tên miền mà Người bị khiếu kiện đã đăng ký và đang sử dụng với mục đích xấu.Người khiếu kiện phải đưa ra được đồng thời cả 3 điều kiện nêu trên trong đơn khiếu kiện.

2. Chứng cứ cho việc đăng ký và sử dụng với mục đích xấu trong (nhưng không giới hạn) các trường hợp sau:

a. Người bị khiếu kiện đã đăng ký hoặc đã có được tên miền chỉ vì mục đích bán, cho thuê hoặc nếu không thì chuyển đăng ký tên miền cho người khiếu kiện, người chủ thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ hoặc chuyển cho đối thủ cạnh tranh của người khiếu kiện với số tiền lớn vượt quá chi phí mà người bị khiếu kiện chi trực tiếp cho tên miền đó.

b. Người bị khiếu kiện đăng ký tên miền để ngăn cản người chủ của thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ phản ánh nhãn hiệu đó vào trong tên miền tương ứng hoặc là người bị khiếu kiện đã hành động với mục đích như vậy; hoặc

c. Người bị khiếu kiện đăng ký tên miền nhằm mục đích ngăn cản công việc kinh doanh của đối thủ cạnh tranh; hoặc

d. Người bị khiếu kiện sử dụng tên miền để cố tình lôi kéo sự chú ý của người sử dụng Internet vì mục đích thương mại vào Website của mình hoặc vào địa chỉ trực tuyến khác, bằng cách tạo ra một cái tên tương tự gây nhầm lẫn nhãn mác của người khiếu kiện làm cho người sử dụng Internet nhầm lẫn với trang Web gốc, nghĩ rằng người bị khiếu kiện là người đỡ đầu, là chi nhánh của người khiếu kiện hoặc đã được người khiếu kiện đồng ý.

3. Người bị khiếu kiện làm sao để chứng minh được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tên miền cho Người khiếu kiện:Các trường hợp sau (nhưng không giới hạn) sẽ chứng minh cho người bị khiếu kiện:

a. Trước khi nhận được thông báo có tranh chấp, người bị khiếu kiện đã sử dụng hoặc chứng minh được là chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền liên quan tới việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ một cách thực sự; hoặc

b. Người bị khiếu kiện được công chúng biết đến thông qua tên miền đó mà thậm chí người bị khiếu kiện chưa có các quyền nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ; hoặc

c. Người bị khiếu kiện đang sử dụng tên miền hợp pháp không liên quan đến thương mại hay đang sử dụng tên miền một cách đúng đắn ngay thẳng, không có ý định thương mại để đánh lạc hướng người tiêu dùng hay để làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà người khiếu kiện kiện.

Sau khi phê chuẩn UDRP, ICANN chỉ định 4 tổ chức sau đây làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tên miền gTLD:
  • Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
  • Diễn đàn trọng tài quốc gia (NAF)
  • Công ty CPR
  • Công ty eResolution

Căn cứ vào tính hiệu quả của chính sách giải quyết tranh chấp tên miền gTLD thống nhất đã ban hành, ICANN đã khuyến dụ tất cả các tổ chức quản lý tên miền cấp cao áp dụng hoặc xây dựng chính sách giải quyết khiếu nại liên quan đến tranh chấp tên miền gTLD theo thông lệ thống nhất nhằm tạo nên sự hài hoà, thống nhất về mặt thông lệ trong quá trình giải quyết các khiếu nại về tranh chấp tên miền.

Các vụ việc tiêu biểu giải quyết tranh chấp tên miền gTLD: Xem Tại đây



QUY TRÌNH XỬ LÝ TRANH CHẤP TÊN MIỀN GTLD CỦA P.A VIỆT NAM

Bước 1: Khi tiếp nhận thông tin khiếu nại từ Trung tâm trọng tài (hoặc cơ quan xử lý tranh chấp) yêu cầu cung cấp thông tin chủ thể tên miền, giữ nguyên hiện trạng tên miền.
P.A Viet Nam sẽ thực hiện:
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu Trung tâm trọng tài. 
- Khóa tên miền để giữ nguyên hiện trạng.

Bước 2: Khi trung tâm trọng tài thông báo việc khiếu nại và gửi đơn khiếu nại của nguyên đơn đến bị đơn, P.A Việt Nam và yêu cầu bị đơn phản hồi trong vòng 20 ngày.
P.A Việt Nam sẽ thực hiện:
- Tìm hiểu thông tin khiếu nại.
- Thông báo đến chủ thể tên miền đang có tranh chấp và hướng dẫn chủ thể tên miền phản hồi Trung tâm trọng tài trong vòng 20 ngày. 
  
Bước 3: Khi trung tâm trọng tài gởi thông báo về  quyết định cho các bên, cơ quan đăng ký và ICANN. 
P.A Việt Nam sẽ thực hiện:
- Thông báo kết quả quyết định của Trung tâm trọng tài đến chủ thể tên miền.
- Dựa trên nội dung của quyết định để hướng dẫn chủ thể tên miền thực hiện xác nhận đồng ý với các quyết định này.

Bước 4: Thực thi theo các quyết định của Trung tâm trọng tài.

Bước 5: Kết thúc 
Ghi log và lưu hồ sơ liên quan đến tên miền tranh chấp.

 

X

Xin chào

P.A Việt Nam có thể giúp gì cho quý khách?

Chat với salesChat với sales
Tên miền đã có sở hữu !