Giải pháp sử dụng IP tĩnh giá rẻ để phù hợp với Công văn 1923/BHXH-CNTT của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, hãy dùng P.A Việt Nam tìm hiểu qua bài viết này.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Công văn 1923/BHXH-CNTT
Công văn số 1923 /BHXH-CNTT về việc tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với cổng tiếp nhận dữ liệu thuộc hệ thống thông tin giám định BHYT có nội dung yêu cầu Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện đăng ký địa chỉ IP tĩnh để kết nối với hệ thống của ngành BHXH Việt Nam.
Nội dung cụ thể như sau:
“Thực hiện đăng ký địa chỉ IP - Hướng dẫn Sở Y tế, các cơ sở KCB có ký hợp đồng (gồm cơ sở đơn vị trực thuộc và trạm y tế tuyến xã), các cơ sở KCB không ký hợp đồng KCB BHYT và các đơn vị khác có kết nối với Cổng tiếp nhận của BHXH Việt Nam (sau đây gọi chung là các đơn vị) để tra cứu thông tin phục vụ quản lý, tra cứu thông tin thẻ BHYT, lịch sử KCB hoặc liên thông dữ liệu KCB, giấy khám sức khỏe, biên bản giám định y khoa hoặc khai thác các chức năng khác thực hiện đăng ký bằng văn bản địa chỉ IP Internet đang sử dụng theo Mẫu số 01/dk-ip-ctn. Hoàn thành trước ngày 15/7/2024.
- BHXH tỉnh, thành phố căn cứ vào văn bản đề nghị của các đơn vị, tổng hợp danh sách đăng ký địa chỉ IP Internet theo Mẫu số 02/th-ip-ctn và báo cáo BHXH Việt Nam (qua Trung tâm CNTT) để mở kết nối. Hoàn thành trước ngày 20/7/2024.
Từ ngày 27/07/2024, chỉ các đơn vị đã đăng ký địa chỉ IP mới kết nối được với hệ thống của ngành BHXH Việt Nam.”
- Trích mục 1a Công văn số 1923 /BHXH-CNTT 20/06/2024 -
Với yêu cầu như ở công văn trên thì các thiết bị kết nối với Cổng tiếp nhận của BHXH Việt Nam để tra cứu thông tin thì cần phải sử dụng địa chỉ IP tĩnh.
Vậy địa chỉ IP tĩnh là gì?
Địa chỉ IP tĩnh là địa chỉ có cấu hình thủ công và không thay đổi theo thời gian. Loại IP này sẽ trái ngược hoàn toàn so với IP động (có thể thay đổi). IP tĩnh thường được dùng cho nhóm người hay doanh nghiệp để nhiều người có thể truy cập. Hiện tại các thiết bị như router, điện thoại, máy tính bàn, laptop đều có cấu hình để sở hữu IP tĩnh.
Làm sao để có IP tĩnh? Giải pháp để sử dụng IP tĩnh giá rẻ là gì?
Các đơn vị có thể lựa chọn một trong các cách sau để sử dụng IP tĩnh:
- Đăng ký với nhà cung cấp đường truyền internet (nơi cung cấp dịch vụ internet cho các thiết bị có kết nối tới Cổng tiếp nhận của BHXH Việt Nam), có thể đăng ký IP tĩnh riêng hoặc đăng ký các gói đường truyền internet có kèm địa chỉ IP tĩnh. Với hình thức này thì chi phí thường khá cao, khoảng hơn 600.000vnd/tháng cho gói internet kèm địa chỉ IP tĩnh. Một nhược điểm lớn khi sử dụng các đường truyền internet công cộng là thường không ổn định ảnh hưởng đến quá trình kết nối và tra cứu dữ liệu.
- Sử dụng Cloud Server (máy chủ ảo đám mây) để làm máy chủ cài đặt ứng dụng hoặc backend cho hàm (API) tra cứu kết nối tới Cổng tiếp nhận của BHXH Việt Nam. Tại P.A Việt Nam, chỉ với 72.000vnd/tháng là Quý đơn vị có thể sở hữu ngay Cloud Server đi kèm 1 IP tĩnh (1IPv4 và 1 IPv6). Nếu đơn vị của bạn cần sử dụng giải pháp này hãy liên hệ ngay với P.A Việt Nam để được tư vấn.
P.A Việt Nam cung cấp dịch vụ cho thuê Cloud Server uy tín
P.A Việt Nam là một trong những đơn vị tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ thuê máy chủ ảo chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ cho thuê Cloud Server của P.A Việt Nam được phát triển trên nền tảng hạ tầng mạnh mẽ với phần mềm ảo hóa hàng đầu thế giới giúp bạn xây dựng các ứng dụng CNTT nhanh chóng với độ trễ thấp.
Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn có thể tham khảo dịch vụ cho thuê máy chủ ảo hiệu năng cao Cloud Server Super
Xem thêm: Bảng giá thuê máy chủ ảo của PA Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ cho thuê Cloud Server - Nền tảng công nghệ hỗ trợ tối ưu nhất cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, vui lòng liên hệ đến P.A Việt Nam để được tư vấn:
- Hotline: 1900.9477
- Website: https://www.pavietnam.vn/