Chuyển đổi số trở thành xu hướng dẫn đầu chính là ngòi nổ thúc đẩy mức độ phát triển bộ máy doanh nghiệp. Nhắc đến chuyển đổi số mà bỏ qua IoT là một thiếu sót to lớn.
IoT hay còn gọi là Internet of Things – nghĩa là Internet vạn vật hoặc vạn vật kết nối. Nói một cách dễ hiểu thì internet có thể kết nối mọi thứ. Ý tưởng về IoT đã có từ năm 1982, khi mà nó được tích hợp vào một máy bán nước. Coca-Cola chính là thương hiệu tiên phong.
I. IoT và mốt liên kết mật thiết chuyển đổi số
Cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn được biết đến là công cuộc chuyển đổi số. IoT chính là một trong 3 yêu tố cốt lõi của chuyển đổi số. Wikipedia về IoT thì:
Internet of Things là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, mỗi con người được cung cấp một mã định danh. Tất cả đều mang năng lượng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất. Hoàn toàn không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính.
Chuyển đổi số cùng IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Đơn giản là tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài.
II. IoT hoạt động như thế nào cùng chuyển đổi số
Chuyển đổi số là thay đổi theo chiều hướng số và IoT được hoạt động cũng theo hình thức số. Nhưng IoT giống như một máy tính, có vi xử lý riêng, được trang bị các cảm biến để ghi lại các thay đổi. Sau đó dữ liệu này sẽ được xử lý để đưa ra kết quả cho người dùng.
Hiện nay, những các thiết bị chuyển đổi số IoT có thể giao tiếp được với nhau nhưng không nhiều. Khi các nhà sản xuất thiết bị IoT bắt tay với nhau thì chúng ta mới có các thiết bị giao tiếp được với nhau.
Khi giao tiếp được với nhau, thiết bị này có thể lấy được thông tin từ thiết bị khác và ngược lại để bổ sung cho nhau. Những hoạt động này không cần đến sự can thiệp của con người. Điều này tạo ra khả năng về chi phí và tốc độ, từ đó tối ưu, cũng như tận dụng tốt hơn các data thu thập. Cuối cùng trả kết quả cho người dùng.
III. Tính chất và đặc điểm của IoT
IoT thực sự là một mạng lưới kết nối khổng lồ. Nếu muốn tận dụng hết các dữ liệu này nhằm phục vụ cho đời sống con người thì chúng ta cần phải đầu tư rất lớn. Riêng mạng lưới các máy chủ để xử lý thông tin cũng tốn kém một khoản chi phí khá lớn.
Với IoT người dùng có thể điều khiển hoặc nhận thông tin ở bất cứ đâu. Nhưng đây cũng là miếng mồi béo bở cho các hacker. Cũng có các hệ thống IoT chỉ hoạt động trong mạng nội bộ, không được kết nối với Internet. Điều này sẽ đảm bảo được tính bảo mật và quyền riêng tư của bạn hơn.
IV. IoT sẽ phát triển như thế nào trong tương lai?
Để IoT có thể phát triển nhanh và mạnh thì mình nghĩ là các công ty sản xuất cần phải bắt tay, hợp tác với nhau. Để những thiết bị IoT từ bất cứ nhà sản xuất nào đều có thể giao tiếp được với nhau. Người dùng sẽ hoàn toàn tận dụng được triệt để lượng data mà các thiết bị thu nhận được.
Đại dịch Covid cũng khiến cho quá trình chuyển đổi số của rất nhiều cơ quan, tổ chức, công ty, trường học,… Và những tình hình này giúp cho IoT phát triển khá nhanh.
Theo P.A Việt Nam, sẽ cần thêm một thời gian dài nữa để các nhà sản xuất thiết bị IoT có thể tối ưu hóa được quy trình sản xuất. Từ đó cắt giảm được chi phí sản xuất thì các thiết bị IoT sẽ dần dần trở nên phổ biến.
Trong tương lai, chắc chắn IoT sẽ là một phần quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Hãy cùng chờ đợi những lợi ích mà IoT đem lại cho cuộc sống.
Tìm hiểu thêm về hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số. TẠI ĐÂY.