(31/03/2023)

Muốn tăng tốc Website doanh nghiệp cần làm gì?

tăng tốc website


Những doanh nghiệp mặc dù đã sở hữu thiết kế website cho riêng mình nhưng lại gặp phải tình trạng sau một thời gian vận hành sử dụng, tốc độ load trang bị chậm đi trông thấy mặc dù nhà cung cấp hosting đã nâng cấp tối ưu nhưng có 1 số nơi vẫn truy cập chậm. Điều này có thể khiến trang web của doanh nghiệp phải đối mặt với việc tỷ lệ thoát trang cao, kéo theo đó là traffic sụt giảm. Để cải thiện tăng tốc website doanh nghiệp cần làm những bước sau

Thiết kế website tối ưu theo chuẩn SEO

Có một điều ít người biết là giao diện thiết kế website càng tối ưu chuẩn SEO, càng tạo điều kiện thuận lợi để tăng tốc độ website. Giao diện là một trong những thành phần chiếm khá nhiều dung lượng website

Vì vậy, cần phải kiểm tra lại giao diện website của mình đã tối ưu theo chuẩn SEO hay chưa. Giao diện tối ưu không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi truy cập trang web mà còn giúp quá trình thăng hạng trên trang SERPs diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. 

Tối ưu nội dung và giảm kích thước hình ảnh website

Một cách tăng tốc độ website tiếp theo mà bạn có thể tham khảo là điều chỉnh lại các thông tin trên trang chủ của mình. Có một sự thật rằng, số lượng những nội dung bạn đưa lên trang chủ quyết định không nhỏ đến tốc độ tải web. Và đó là lý do, chúng tôi khuyên bạn nên rà soát lại home page.

Mặc dù hình ảnh rất quan trọng đối với bất kỳ trang web thương mại điện tử nào, hãy nhớ rằng nếu bạn nếu bạn đưa những hình ảnh quá cỡ lên trang web, nó có thể làm chậm trang web của bạn. Tránh thêm hình ảnh quá lớn và giảm kích thước hình ảnh bằng cách sử dụng các công cụ thay đổi kích thước, tối ưu dung lượng ảnh và chuyển đổi tập tin sang định dạng phù hợp nhất. Bạn cũng nên cài đặt kích thước chiều cao và chiều rộng cho hình ảnh trong phạm vi mã của trang web để trình duyệt có thể tải hình ảnh và trang cùng một lúc, giúp tăng tốc độ website tải trang.

Ngoài việc kiểm tra kích thước của bất kỳ hình ảnh nào bạn sử dụng, bạn cũng cần hạn chế kích thước trang, vì điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Bạn có thể đo kích thước trang của mình bằng cách lưu nó dưới dạng thư mục lưu trữ web trên máy tính của bạn – việc kiểm tra định kỳ này nhằm đảm bảo kích thước không leo thang theo thời gian.

Tránh cài những plugin không cần thiết

Plugin đi kèm theo các site có thể làm chậm đi tốc độ tải trang web của bạn. Không phải plugin nào cũng cần thiết, thí dụ như plugin chia sẻ lên mạng xã hội, một plugin được coi là buộc phải có trên mọi website ngày nay. Nói thế có nghĩa bạn nên cân nhắc trước khi cài thêm vào một plugin, liệu còn có lựa chọn nào thay thế plugin, ví dụ như sử dụng CMS có tích hợp sẵn plugin social, như thế ta không cần thiết cài thêm plugin bên ngoài vào nữa.

Sử dụng CDN (Content Delivery Network) mạng phân phối nội dung

Nếu đã sử dụng những bước trên và hosting cũng đã tối ưu những bạn vẫn cảm thấy chậm ở 1 số vị trí địa lý khác thì tiếp tục sử dụng CDN để cải thiện tăng tốc website hiệu quả hơn.

CDN (Content Delivery Network) là một dịch vụ được sử dụng để tăng tốc độ tải trang web. CDN sử dụng một mạng lưới các máy chủ trên toàn cầu để phân phối nội dung của trang web đến người dùng từ máy chủ gần nhất với họ. Điều này giúp giảm thiểu thời gian phản hồi và tăng tốc độ tải trang web.

Với CDN, các bạn có thể cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng của mình, giảm thiểu thời gian tải trang web và tăng cường bảo mật của trang web. Điều này có thể giúp nâng cao độ tin cậy và chất lượng của trang web, tăng khả năng thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

CDN hoạt động như thế nào?

CDN hoạt động bằng cách đưa content đến gần vị trí end user. Điều này được thực hiện bằng cách thông qua các data center được định vị được gọi là Points of Presence (PoPs). Đây là các data center nằm trên khắp thế giới và bên trong mỗi PoP là hàng nghìn caching server. Cả PoP và server đều giúp cải thiện kết nối và tăng tốc độ phân phối content đến end user.

Ví dụ một user ở Singapore đang cố tải trang web của một nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến. User gửi request đến web server của doanh nghiệp để truy xuất tất cả các thành phần của trang. Trang có thể bao gồm văn bản, images, HTML và dynamic content. Server gốc (origin server) có thể được đặt ở bất kỳ đâu trên thế giới. Giả sử nó ở Bắc Mỹ. Giờ đây, server gốc này lưu trữ tất cả content trên trang web và phải phân phối content đó đến trình duyệt của user trên toàn cầu. Thực tế là khoảng cách địa lý này có thể tạo ra sự delay và các vấn đề về hiệu suất.

Khi sử dụng CDN, content có thể được lưu trữ trong các local PoP được thiết lập gần với end user hơn. Các PoP này lưu vào bộ nhớ cache các file trên trang web và phân phối nó đến end user trong thời gian ngắn hơn nhiều khi được request, cải thiện tốc độ tải trang. Nếu CDN không có các file do user yêu cầu, nó sẽ tải từ server gốc nếu cần.

CDN đặc biệt hữu ích khi các trang web có dynamic content. Đối với những trang web như vậy, CDN tạo ra một “super highway” để đẩy nhanh việc phân phối content trên một khoảng cách xa hơn. Một ISP riêng lẻ không thể cung cấp điều này.
Và còn nhiều điều về CDN cần bạn khám phá. Liên hệ với P.A Việt Nam để biết thêm chi tiết nhé. 
Xem chi tiết tại đây

Theo P.A Vietnam

X

Xin chào

P.A Việt Nam có thể giúp gì cho quý khách?

Chat với salesChat với sales
Tên miền đã có sở hữu !