Công nghệ mới, đắt tiền,.. Nghe qua thì chúng ta cũng thấy được mức độ thu hút của những cụm từ này đối với người dùng. Bất cứ ai cũng sẽ có một phần đam mê vào những thứ tân tiến, mới mẻ và sẵn sàng bỏ chi phí để có thể sở hữu
-
Công nghệ mới & người tiêu dùng Việt Nam
Chúng ta đã biết được sự thu hút mà các công nghệ mới, đắt tiền tạo ra và ảnh hưởng đến người dùng như thế nào. Nhưng bạn có biết, Người Việt chúng ta chính là đất nước có xu hướng chọn mua thiết bị công nghệ hiện đại thuộc top đầu các nước trong khu vực.
Theo một số thông tin cho biết: "Năm 2021, chi tiêu trung bình cho hàng điện máy và công nghệ viễn thông ở Việt Nam là 122 USD (2,8 triệu đồng). Mức chi tiêu này ngang bằng Thái Lan, cao hơn Indonesia và thấp hơn Singapore. Người Việt cũng nằm trong nhóm tiêu dùng có chọn lọc, thích đồ công nghệ mới.
-
Lĩnh vực công nghệ mới thịnh hành
Dễ dàng nhận ra xu hướng ưa chuộng cái mới nhất ở thị trường điện lạnh. Thống kê năm 2021 của GfK cho thấy rằng người Việt ưu tiên lựa chọn các thiết bị có tính năng cao cấp. Cụ thể thì nhu cầu mua sắm máy giặt có kết nối Wi-Fi tăng đến 260% so với năm trước đó. Các mẫu tủ lạnh cao cấp, kích thước lớn, có 3-4 cửa trở lên cũng tăng 44%.
Ở lĩnh vực công nghệ điện thoại thông minh, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid thì số lượng smartphone bán ra thị trường Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tốt từ 15,7 triệu chiếc vào năm 2020 lên 16,8 triệu chiếc vào năm 2021. Tỷ trọng sử dụng smartphone với điện thoại cơ bản cũng lớn dần qua từng năm. Năm 2020, con số tương ứng là 71% và 29%. Đến năm ngoái, tỷ trọng này đã là 80% và 20%.
Mức chi tiêu dành cho smartphone tại Việt Nam cũng tăng mạnh, cụ thể năm 2017, người Việt sẵn sàng chi khoảng 257 USD (5,8 triệu đồng) cho một smartphone, nhưng hiện con số này tăng lên 292 USD (6,6 triệu đồng).
Công nghệ điện thoại sử dụng vi xử lý 8 nhân cũng tăng mạnh thay vì 6 nhân, tỷ trọng của 2 bộ vi xử lý lên đến 85% trong năm 2021. Bộ nhớ RAM trung bình 3-4 GB nhưng xu hướng sử dụng RAM 6-8 GB đang tăng mạnh.
Người tiêu dùng Việt thích nâng cấp nhu cầu sử dụng smartphone mỗi ngày. Những điện thoại thông minh có cấu hình cao hơn, bộ nhớ lớn, tích hợp nhiều công nghệ mới chính là mồi câu hữu hiệu giúp các đơn vị sản xuất smartphone nắm thóp người tiêu dùng Việt.
Tại thị trường Tivi, những sản phẩm model mới, hỗ trợ 4K sẽ được ưu tiên lựa chọn. Năm 2021, Tivi 4K chiếm đến 73% so với các thiết bị có độ phân giải thấp hơn. Tỷ trọng này gần bằng Singapore (77%) nhưng cao hơn nhiều so với Thái Lan chỉ ở mức 43% và Indonesia (17%), Malaysia (53%).
Những mẫu Tivi từ 50 inch trở xuống đang dần mất giá trị khi người dùng ưa chuộng những mẫu từ 50-60 inch. Nhu cầu sở hữu TV màn hình lớn của người Việt cũng nằm trong top đầu ở khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Singapore.
Theo thống kê, thị trường gia dụng thông minh của Việt Nam tăng trưởng từ 9% vào năm 2018 lên 18% năm 2021. Trong nhóm ngành hàng viễn thông, laptop gaming cấu hình cao và máy tính bảng màn hình lớn cũng đang chứng kiến sự tăng trưởng và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2022.
Ngoài ra, các công cụ số giúp vận hành doanh nghiệp cũng được các nhà quản trị doanh nghiệp Việt quan tâm. Theo thống kê, hiện nay số lượng các đơn vị nâng cấp sử dụng các công nghệ số (Tổng đài ảo, website, Hóa đơn điện tử,...) thay thế cho các công cụ truyền thống chiếm hơn 80%.
Xu hướng sử dụng các công cụ số khiến cho các doanh nghiệp thi nhau nâng cấp cho hệ thống vận hành của mình không bị bỏ lại. Hãy cùng P.A Việt Nam bắt kịp xu hướng cùng hệ sinh thái các giải pháp công nghệ số hàng đầu hiện nay. TẠI ĐÂY