Session và Cookie là hai khái niệm thường hay bị nhầm lẫn, lúc nào nên dùng session và lúc nào nên dùng cookie? Những vấn đề này sẽ được P.A Việt Nam giải đáp giúp bạn trong bài viết.
Session là gì?
Session được biết đến là thuật ngữ trong các trình tạo lập website cũng như lĩnh vực công nghệ thông tin. Vì vậy, session cũng khá quen thuộc với những người đam mê về lĩnh vực này.
Session là một chuỗi các sự kiện người dùng sử dụng trình duyệt để thao tác với website của bạn, từ lúc click chuột vào trang cho đến lúc họ thoát ra khỏi trang của bạn. Tất cả những dữ liệu này sẽ được lưu trữ tại database từ lúc đăng nhập, xem sản phẩm, bỏ sản phẩm vào giỏ hàng…
Session và Cookie khác nhau như thế nào?
Session |
Cookie |
Lưu trữ dữ liệu trên server |
Lưu trữ trên máy của khách |
Không được lưu trữ trên trình duyệt |
Được lưu trữ trên trình duyệt của người dùng |
Dữ liệu khó sử đổi do được lưu trữ trên server |
Dữ liệu dễ dàng sửa đổi do được lưu trữ trên thiết bị người dùng |
Hết phiên làm việc khi đóng trình duyệt |
Dữ liệu luôn được lưu trữ sẵn trong trình duyệt |
Tại sao nên sử dụng Session?
Session quan trọng như thế nào?
Ví dụ nếu bạn đang có một website bán hàng, thì session có thể cho bạn nắm được các thông tin sau:
- Phân biệt được đâu là hệ thống máy của bạn, đâu là của khách và biết được lượng truy cập từ các máy tính là bao nhiêu
- Sẽ cho bạn biết những sản phẩm được khách hàng quan tâm và thêm vào giỏ hàng nhiều nhất. Có nhiều trường hợp khách hàng chỉ thêm vào giỏ hàng nhưng không tiến hành thanh toán sản phẩm đó. Giải thích cho hành động đó là họ có ý định mua sản phẩm, hoặc thấy thu hút bởi sản phẩm, nhưng có những cản trở khiến họ chưa đưa ra quyết định mua ngay lúc đó. Vì thế, việc cho phép họ giữ các sản phẩm trong giỏ hàng của mình sẽ giúp tăng trải nghiệm khách hàng và doanh thu vượt trội.
Với hai điều trên, cho thấy session quan trọng như thế nào đối với một website bán hàng.
Session được tính như thế nào trong Google Analytics?
1. Sau 30 phút không hoạt động
Khi truy cập vào trang web, nếu không có bất kỳ hành động tương tác nào với trang thì session sẽ được kết thúc trong 30 phút.
Ví dụ cụ thể:
Khi người dùng truy cập website lúc 12:00 nhưng trong 30 phút người dùng không có tương tác nào như nhấp chuột, đăng ký,… trên website thì session sẽ kết thúc và lúc 12:30. Nếu 12:35 người dùng bắt đầu tương tác trở lại thì Google Analytic sẽ tính là một session mới.
Sau khi truy cập website (trong 30 phút) người dùng có những tương tác khác thì khi đó thời gian kết thúc session sẽ được cộng thêm 30 phút kể từ tương tác cuối cùng.
Ví dụ cụ thể:
Người dùng truy cập website lúc 12:00 thì thời gian kết thúc session là 12:30 nhưng lúc 12:02 người dùng nhấp vào một vị trí bất kỳ trên trang này thì thời gian kết thúc session sẽ là 12:32 – Nếu người dùng tiếp tục tương tác thì thời gian sẽ được cộng thêm 30 phút như ví dụ trên.
Session được tính như thế nào trong Google Analytics?
2. Tự động chấm dứt sau 12 giờ
Khi người dùng truy cập vào website gần 12h sáng thì session của ngày hôm trước sẽ tự động ngừng lại và khởi động session mới bắt đầu từ lúc 12h sáng hôm sau.
Có thể hiểu một cách đơn giản, các session sẽ tự động kết thúc khi chuyển sang ngày mới chứ không theo quy tắc 30 phút.
3. Một vài trường hợp khác
Người dùng truy cập vào website từ nhiều nguồn khác nhau, vì vậy mỗi khi nguồn chiến dịch của người dùng thay đổi thì Google Analytics sẽ lại mở một session mới.
Ví dụ: Đầu tiên người dùng truy cập website của bạn thông qua nguồn tìm kiếm trả phí với từ khóa “Session được tính như thế nào trong Google Analytics?” nhưng sau đó người dùng tiếp tục truy cập vào bằng nguồn tìm kiếm tự nhiên với cùng một từ khóa thì lúc này Google Analytics sẽ được tính là 2 session vì nguồn tìm kiếm của người dùng thay đổi.
Tổng kết
Session là một chương trình rất quan trọng giúp thu thập thông tin. Đặc biệt, cũng là chỉ số quan trọng trong Google Analytics để bạn hiểu rõ hơn về những chức năng của session và có thể áp dụng rất tốt vào trong công việc quản lý và phát triển trang web nữa đó.