Thị trường doanh nghiệp SME còn khá mới đối với kinh doanh hiện nay. Nhiều năm trở lại đây, cụm từ doanh nghiệp SME đã được nhắc đến nhiều hơn. Chính nhờ sự quan tâm từ những chính sách ủng hộ từ phía Nhà nước.
1. Khái niệm SME trong thị trường
SMEs hay SME viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise. Nói dễ hiểu thì có nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thị trường. SME = Small and Medium Enterprise.eltd Articles
SME hiện nay chính là nguồn nhân lực, cạnh tranh đem lại sự năng động và đổi mới trong thị trường kinh tế. Đây là loại hình doanh nghiệp kích thích tinh thần kinh doanh. Loại hình doanh nghiệp này đóng góp vào việc phân phối thu nhập tốt hơn. SME còn định hình tốt hơn các doanh nghiệp lớn hơn cùng thị trường.
2. Tầm quan trọng SME đối với thị trường kinh doanh
Vấn nạn thất nghiệp đang ngày một đáng lo và may thay các doanh nghiệp SME lại chính là chìa khóa tạo ra 80% việc làm mới. Hầu hết thì những người đi làm chính thức cho một doanh nghiệp đều xuất phát từ thị trường doanh nghiệp SME.
Đổi mới chính là điều mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngại, họ thúc đẩy việc cạnh tranh thị trường. Nhưng để thu hút nguồn vốn để tài trợ cho đam mê của họ thì SME cần rất nỗ lực.
Hiện nay, một số chính phủ ủng hộ các doanh nghiệp SME tiếp cận thị trường và cụ thể hơn là các chương trình giáo dục kinh doanh. SME sẽ tăng khả năng tiếp cận các khoản vay và ưu đãi của chính phủ.
Tìm hiểu thêm về lĩnh vực cung cấp giải pháp Email Doanh Nghiệp
3. Quy mô & mục tiêu của SME
Quy mô phổ biến của SMEs hay SME thường sẽ là mới, lập nghiệp, tiếp cận thị trường. Phạm vi, quy mô nhỏ, thường mang tính thị trường địa phương, khu vực nhỏ. Sở hữu lợi thế cạnh tranh độc đáo, những công thức riêng mà đối thủ không thể bắt chước.
Đa số các SME là doanh nghiệp cá nhân & gia đình. Việc điều hành chủ yếu từ các thành viên gia đình nên sẽ khó thu hút quản lý giỏi. Nếu không hạn chế theo cách quản lý theo gia đình.
SME sẽ thường hoạt động ở một quy mô nhỏ và việc cạnh tranh không ở quy mô thị trường toàn cầu như Start Up. Về lâu dài, việc Start Up chắc chắn sẽ có vì việc cạnh tranh với các đơn vị lớn khác là điều chắc chắn xảy ra.
SME thường sẽ lựa chọn các ngành nghề kinh doanh có lợi nhuận cao. Qui mô nhỏ theo đó là tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ đó là lợi thế của các SME. Một số ngành được SME hướng đến là kinh doanh ăn uống, lương thực thực phẩm, thời trang, may mặc, và những sản phẩm tiêu dùng.
4. Khả năng phát triển
Với hình thức doanh nghiệp SME, mỗi lần muốn mở rộng quy mô thì sẽ cần phải bỏ thêm nhiều chi phí. Cụ thể như: thuê địa điểm, tuyển dụng thêm nhiều nhân viên, cần thuê thêm nhiều quản lý…
Ngoài ra, các chi phí về sản xuất sản phẩm mới cũng sẽ tốn khá nhiều. Thêm sản phẩm sẽ tốn thêm nhân công, nguyên vật liệu, khấu hao máy móc, chi phí quản lý. Đây là một điểm giới hạn khiến những mô hình này khó tăng trưởng đột phá.
5. Mô hình kinh doanh & Tốc độ tăng trưởng
SME tập trung xây dựng dựa trên các mô hình doanh nghiệp thị trường vừa và nhỏ đã có sẵn. Ngay khi hoạt động kinh doanh được thực hiện, SME hoàn toàn có thể đem về doanh thu và lợi nhuận ngay.
SME có thể có lợi nhuận từ đầu tuy nhiên doanh thu tăng trưởng thường chưa được cao và chưa có sự ổn định. Nhưng nếu nguồn vốn có dồi dào hơn thì sự tăng trưởng sẽ nhanh hơn. Nếu đạt thời điểm của sự thành công nhất định thì doanh thu sẽ tăng cấp số không ngờ.
Tìm hiểu thêm về ứng dụng số của các mô hình kinh doanh trực tuyến. TẠI ĐÂY