Bạn đã và đang kinh doanh, bắt đầu bằng việc xây dựng trang cá nhân, Fanpage, liên tục đăng sản phẩm, livestream bán hàng…nhưng vẫn có rất ít hoặc tệ hơn là không có đơn hàng nào mỗi ngày.
Vậy chỉ sử dụng mạng xã hội để bán hàng thực sự là chưa đủ, Website bán hàng sẽ giúp người bán dễ dàng khắc phục những hạn chế của việc kinh doanh qua các nền tảng mạng xã hội thông thường.
Website bán hàng sẽ giúp bạn điều gì?
Các thành phần tạo ra một website bán hàng?
Ngoài việc bạn lựa chọn được một đơn vị thiết kế Website uy tín, để có một website hoàn chỉnh bạn cần làm gì và đăng ký dịch vụ nào kèm theo.
1. Thiết kế Website
Đầu tiên, bạn phải xác định được dạng website mà mình lựa chọn là website bán hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử hay blog,..
Bước tiếp theo, bạn cần list ra các yêu cầu đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra:
- Đưa ra giao diện website bạn yêu thích và phù hợp với sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh
- Những tiện ích được tích hợp trong website như: LiveChat, tính năng vận chuyển, thanh toán, đồng bộ sản phẩm trên Shopee, Lazada, Tiki, Zalo Shop,...
- Cần liên kết website với các mạng xã hội nào?
- Công cụ nào giúp quản trị website hiệu quả?
- …
Ngoài ra, bạn cần lưu ý những vấn đề sau khi xây dựng website bán hàng trực tuyến như:
- Tốc độ tải trang nhanh, trung bình thời gian load trang khoảng 2-4 giây
- Hình ảnh sản phẩm được rõ nét và thu hút
- Chuẩn SEO trên các công cụ tìm kiếm
- Giao diện thân thiện với người dùng
2. Tên miền
Để xây dựng website bạn phải có Tên miền, tên miền chính là địa chỉ trực tuyến của Website. Với một Tên miền ngắn gọn, dễ nhớ và gắn liền với thương hiệu hay sản phẩm giúp bạn dễ dàng tăng nhận diện thương hiệu.
Hãy ưu tiên chọn đuôi Tên miền phổ biến như .VN | .COM | .NET, ngoài ra bạn cũng nên cân nhắc đăng ký thêm tên miền bao vây khác như .XYZ | .SITE | .ONLINE,... để bảo vệ thương hiệu.
Khi đăng ký Tên miền, để đảm bảo tên miền được bảo mật tốt nhất thì bạn nên đăng ký các dịch vụ kèm theo như Bảo vệ thông tin tên miền, Registry Lock, Bảo mật DNS,..
3. Hosting
Hosting là nơi lưu trữ toàn bộ file dữ liệu trên website và giúp website của bạn có thể luôn hoạt động mọi lúc cho tất cả mọi người truy cập vào.
Tùy vào mục đích kinh doanh và nội dung trên website, mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại Hosting nào cho phù hợp. Bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng các loại Hosting dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Tính ổn định: Máy chủ phải hoạt động ổn định, tốc độ truy cập nhanh để đảm bảo website của bạn luôn hoạt động trơn tru, không gặp gián đoạn.
- Tính thân thiện với người dùng: Mỗi Web Host sẽ cung cấp Control Panel khác nhau để quản lý Hosting. Bạn nên lựa chọn giao diện không quá phức tạp và dễ thao tác với đầy đủ các chức năng.
- Băng thông: Băng thông cho biết số lượng người tối đa có thể truy cập vào website trong một khoảng thời gian. Tùy vào quy mô dự án mà bạn có thể lựa chọn băng thông khác nhau.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Đơn vị cung cấp Hosting phải có đội ngũ chuyên nghiệp, giúp bạn kịp thời giải đáp các thắc mắc và giải quyết sự cố kịp thời.