Tại sao website cần sử dụng SSL? Tôi nên đăng ký loại SSL nào? Khi đăng ký SSL tôi nên chú ý về những vấn đề nào? Tất cả các câu hỏi liên quan về SSL đều được giải đáp trong bài viết hôm nay.
Tại sao phải thêm chứng chỉ SSL vào website domain?
a. Tránh các cảnh báo của trình duyệt
Ngày nay, tất cả các trang web nên sử dụng chứng chỉ SSL do các trình duyệt web (chẳng hạn như Chrome, Microsoft Edge,...) để hiển thị thông báo 'Không an toàn' nếu không có chứng chỉ bảo mật khi khách hàng truy cập.
Qua thời gian, khi mà nạn đánh cắp thông tin và rò rỉ dữ liệu mật của người dùng ngày càng tăng, vấn đề bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu. Ngày càng có nhiều trình duyệt yêu cầu website doanh nghiệp cần đăng ký chứng chỉ SSL. Vì vậy, để bảo đảm an toàn cho website của mình cũng như cho khách truy cập thì doanh nghiệp nên lựa chọn một chứng chỉ SSL phù hợp với nhu cầu bản thân.
b. Hỗ trợ bảo mật an toàn cho các trang web thương mại điện tử
Thông thường, chứng chỉ SSL được sử dụng nhiều nhất với các trang web Thương mại điện tử để bán sản phẩm/dịch vụ qua Internet.
Với mảng website này rất cần đăng ký SSL để bảo vệ quyền riêng tư trong việc truyền thông tin cá nhân, hạn mức tài chính hoặc tài khoản thanh toán (thẻ tín dụng) của khách truy cập/khách hàng khi thực hiện giao dịch trên một trang web. Đối với các loại trang web này, yêu cầu cần sử dụng chứng chỉ SSL trả phí cấp cao so với các loại website khác.
c. Tăng thứ hạng tìm kiếm
Ngoài đảm bảo các vấn đề bảo mật, sử dụng SSL còn mang lại lợi ích cho SEO Marketing. Các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,... sẽ ưu tiên xếp hạng trang web của bạn cao hơn nếu nó có chứng chỉ SSL. Đây là một trong những tiêu chí cần có để tăng độ uy tín cho website trong mắt trình duyệt và người dùng.
c. Có bao nhiêu loại chứng chỉ SSL khác nhau?
Hiện tại, việc phân loại chứng chỉ SSL đều được dựa trên mức độ xác thực và giá trị của mỗi loại SSL. Trong bài viết này, P.A Việt Nam sẽ giới thiệu sơ bộ về 6 loại SSL phổ biến nhất bao gồm:
- Chứng chỉ xác thực mở rộng (EV SSL)
- Chứng chỉ Tổ chức xác thực (OV SSL)
- Chứng chỉ xác thực tên miền (DV SSL)
- Chứng chỉ SSL ký tự đại diện (Wildcard)
- Chứng chỉ SSL đa miền (MDC)
- Chứng chỉ Truyền thông Hợp nhất (UCC)
Xem thêm: Một số loại SSL phổ biến hiện nay
Một số điều mà người dùng cần biết khi đăng ký SSL
a. Có cần phải liên tục gia hạn chứng chỉ SSL không?
Tất cả các chứng chỉ SSL đều sẽ hết hạn, và đa số các chứng chỉ SSL trả phí sẽ có hiệu lực trong một năm sau khi mua. Vào thời điểm hết hạn, yêu cầu người dùng phải gia hạn để tiếp tục bảo vệ trang web của mình.
Việc bỏ qua không chú ý về vấn đề gia hạn này cũng dẫn đến nhiều lỗ hỗng cho người dùng và doanh nghiệp dễ bị tin tặc đánh cắp dữ liệu. Vì vậy, bất kể website bạn đang sở hữu loại chứng chỉ nào, điều quan trọng là phải luôn giữ cho chứng chỉ đó hoạt động và ngắt quãng.
b. Tên miền .dev và .app buộc phải sử dụng HTTPS
.DEV, .APP là tên miền dành cho các developer và các hoạt động dịch vụ liên quan tới công nghệ. Miền .DEV và .APP đều thuộc sở hữu của Google. Nhằm bảo mật các kết nối trang web, các miền .dev và .app bắt buộc sử dụng HTTPS theo quy định trình duyệt đưa ra.
c. Chứng chỉ SSL có đủ để đảm bảo tính bảo mật của trang web không?
Chứng chỉ SSL cho phép hỗ trợ nâng cao và đảm bảo tính bảo mật của trang web, với biểu tượng khóa sẽ xuất hiện bên cạnh URL. Tuy nhiên, chứng chỉ SSL không đủ để chống lại hành động đánh cắp dữ liệu của tội phạm mạng, vì việc chặn thông tin trao đổi giữa người dùng và trang web không phải cách duy nhất họ sử dụng. Vì thế, để nâng cấp hệ thống bảo mật website, doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các dịch vụ bổ sung như antispam mail, chữ ký số, webguard,...
d. Có phải sử dụng IP duy nhất để sử dụng chứng chỉ SSL không?
Không. Trước đây, các IP duy nhất là yêu cầu bắt buộc cho các trình duyệt cũ, tuy nhiên, hiện nay các vấn đề này không còn lo ngại nữa.
e. Chứng chỉ SSL và TLS là gì?
TLS (Transport Layer Security) và SSL (Secure Sockets Layer) là các giao thức mật mã giúp bảo vệ dữ liệu trong môi trường Internet.
Bảo mật TLS là một giao thức được mã hóa cung cấp bảo mật khi điều hướng các trang HTTP, truy cập email (SMTP) hoặc truyền dữ liệu theo một số cách khác.
Giao thức SSL ra đời sau và cũng đảm bảo an toàn cho việc truy cập trang web. Thông qua tính năng này, người ta có thể mã hóa dữ liệu nhạy cảm để nó không bị sử dụng bởi các mục đích độc hại.
P.A VIỆT NAM - ĐỊA CHỈ ĐĂNG KÝ CHỨNG CHỈ SSL HÀNG ĐẦU
Tại P.A Việt Nam, chúng tôi cung cấp hệ thống các chứng chỉ SSL đa dạng đến từ nhiều thương hiệu lớn, với nhiều mẫu mã cho người dùng lựa chọn: RapidSSL, Geotrust, Comodo, Sectigo, Thawte, Digicert,... với dịch vụ hoàn tiền lên đến 30 ngày cho người mua và sẵn sàng hỗ trợ 24/7/365 để giải đáp cho khách hàng.
Đến P.A Việt Nam - chúng tôi cung cấp chứng chỉ SSL với giá tốt nhất cho doanh nghiệp!
Xem chi tiết bảng giá mua SSL, tại đây.